5 Giai đoạn trong chuyển đổi Agile Marketing

Agile-marketing
Khi nói về sự chuyển đổi trong Agile marketing, không thể phủ nhận rằng đây là một hành trình đầy biến đổi và thách thức, đòi hỏi sự linh hoạt và sẵn lòng thay đổi từ mọi thành viên trong tổ chức. Agile Marketing không chỉ là việc áp dụng một phương pháp làm việc mới, mà còn là một triết lý, một cách tiếp cận đổi mới giúp cho doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với môi trường kinh doanh đang biến đổi và tạo ra các chiến lược hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, việc đạt được sự chuyển đổi này không phải lúc nào cũng dễ dàng, cần đòi hỏi sự kiên nhẫn và một tinh thần mở cửa đối với những thay đổi. Để làm cho quá trình chuyển đổi trở nên dễ dàng hơn, bạn cần bắt đầu bằng việc hiểu rõ những gì có thể xảy ra và cách bạn có thể phản ứng với chúng.

Đó là lý do tại sao chúng tôi đã chia nhỏ quá trình chuyển đổi Agile Marketing thành 5 giai đoạn thông qua phương pháp cổ điển “Đường cong thay đổi” của Kübler Ross (mô tả 5 giai đoạn: phủ nhận, tức giận, thương lượng, trầm cảm và chấp nhận). Việc này giúp chúng tôi hiểu cách mọi người phản ứng khi có những thay đổi lớn xảy ra và cách phản ứng của họ có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.

Thông qua bài viết này, bạn có thể hiểu được những gì có thể xảy ra, làm thế nào để nhanh chóng vượt qua các giai đoạn khó khăn cùng nhóm của bạn. Điều quan trọng là không sợ đối mặt với thách thức và luôn sẵn lòng học hỏi để tiến xa hơn trong việc phát triển bản thân và tổ chức.

GIAI ĐOẠN 1 – SỐC VÀ TỪ CHỐI

Agile Marketing có thể là một thay đổi lớn đối với nhiều thành viên trong nhóm, do đó không ngạc nhiên khi ban đầu nhiều người tỏ ra phòng thủ và phản đối sự thay đổi. Thường thì việc lập kế hoạch cho nhiều tháng tới sẽ mang lại một cảm giác thoải mái, ngay cả khi việc này kéo dài thời gian và làm giảm hiệu suất.

Có điều đáng chú ý, giai đoạn ban đầu này thường thấy sự gia tăng nhất định về hiệu suất làm việc và sự tương tác. Điều này là do các thành viên nhóm sẽ kết hợp cùng nhau để chống lại sự thay đổi, trở nên chủ động hơn và tập trung hơn để chứng minh rằng phương pháp làm việc hiện tại vẫn hiệu quả như trước.

Bạn có thể nghe thấy những câu hỏi như “Vậy là không còn lập kế hoạch nữa à?” từ những người lo ngại về Agile Marketing. Tất nhiên, đó không phải là cách Agile Marketing hoạt động, nhưng đó là điều dễ hiểu khi người mới làm quen với Agile Marketing sẽ có những lo lắng.

Đây là lý do tại sao việc bắt đầu bất kỳ quá trình chuyển đổi Agile Marketing nào cũng cần có sự ủng hộ từ tất cả mọi người, đặc biệt là từ nhóm của bạn. Đối với hầu hết mọi người, cách tốt nhất để làm điều này là thông qua đào tạo hoặc hướng dẫn.

GIAI ĐOẠN 2: TỨC GIẬN

Khi thấy rằng quá trình chuyển đổi Agile Marketing đang diễn ra, một số thành viên trong nhóm có thể bước vào giai đoạn tức giận. Cảm giác thất vọng vì thấy mọi thứ đang thay đổi và cảm thấy mất kiểm soát về những thay đổi đó, nên dễ dàng gây ra căng thẳng trong nhóm của mình.

Ở đây, điều quan trọng là phải nhấn mạnh quyền tự chủ lớn hơn, vốn là cốt lõi của Agile Marketing. Theo phương pháp này, các nhà tiếp thị sẽ không còn phụ thuộc vào người khác để xác định ưu tiên của họ. Vì vậy, mặc dù họ có thể cảm thấy thất vọng hoặc tức giận về những thay đổi đang diễn ra, nhưng mục đích của những thay đổi này là tạo điều kiện cho họ tự chủ hơn.

Cũng cần lưu ý rằng đối với nhiều người, việc chỉ tuân theo một khuôn khổ Agile cụ thể không phải là cách tốt nhất. Thông thường, việc điều chỉnh cách làm theo nhu cầu riêng của mỗi nhóm sẽ làm cho công việc diễn ra một cách hiệu quả hơn. Nếu các thành viên trong nhóm cảm thấy cách Agile đang được triển khai không phù hợp với nhu cầu của họ, hãy hợp tác với họ để tạo ra một cách tiếp cận linh hoạt hơn giúp họ cảm thấy tự do hơn trong quá trình làm việc.

GIAI ĐOẠN 3: THƯƠNG LƯỢNG

Ở giai đoạn này, bạn đã vượt qua được sự phản kháng ban đầu, hy vọng bạn đã giúp nhóm của mình được đào tạo, huấn luyện hoặc thậm chí đã tạo ra khuôn khổ Agile của riêng bạn. Nhưng đôi khi vẫn sẽ có một số người cảm thấy lúng túng. Đến thời điểm này, sự phản đối thường biến thành sự thương lượng: tìm kiếm con đường dễ dàng nhất. Điều này có thể nghe giống như “Được rồi, tôi sẽ sử dụng bảng Kanban nhưng tôi không muốn phải tham dự các cuộc họp đứng hàng ngày.”

Vấn đề là, trong khi các phương pháp tiếp cận kết hợp với Agile Marketing có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu mỗi thành viên trong nhóm chỉ áp dụng một phần của Agile mà không thực hiện đầy đủ, thì không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt. Điều này có thể làm giảm hiệu suất làm việc của nhóm và gây ra sự bất đồng trong quá trình làm việc. Để mở khoá được toàn bộ lợi ích của Agile Marketing, bạn cần phải cam kết và thực hiện Agile không chỉ là một loạt các hành động mà còn là một cách tiếp cận và tư duy trong công việc hàng ngày. “Part-time Agile pilots do not work” –  Khi thử nghiệm áp dụng phương pháp Agile chỉ một phần thời gian, nghĩa là không cam kết đầy đủ và liên tục từ tất cả các thành viên trong nhóm, thì kết quả thường không tốt hoặc không thành công. Điều này cho thấy rằng để thành công với Agile, mọi người cần phải đóng góp và nỗ lực hết mình trong suốt quá trình triển khai Agile.

Nếu bạn muốn thương lượng với các thành viên trong nhóm hoặc những người liên quan, hãy nhớ đàm phán về phương pháp Agile mà bạn sẽ sử dụng. Kết hợp giữa hai phương pháp Agile là tốt, nhưng kết hợp giữa Agile và không Agile thì không. Vì vậy, hãy tập trung vào việc tìm ra phương pháp Agile phù hợp nhất cho nhóm của bạn trong giai đoạn thương lượng. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội thành công tốt nhất.

GIAI ĐOẠN 4: TRẦM CẢM

Tại thời điểm này, những thành viên trong nhóm vẫn còn do dự khi nhận ra rằng Agile sẽ được áp dụng cho dù họ có thích hay không, và bước vào giai đoạn trầm cảm. Lúc này, họ có thể chỉ đơn giản là mệt mỏi, chán nản với việc phản đối, thay vào đó họ sẽ giả vờ thực hiện Agile để tránh sự can thiệp từ cấp trên.

Kết quả của điều này là họ không nhận ra được lợi ích của Agile cho bản thân mình. Vấn đề ở đây là việc tự mình nhìn thấy lợi ích của Agile là cách tốt nhất để giúp các thành viên trong nhóm hiểu được giá trị của nó. Vì vậy, quan trọng là phải đảm bảo rằng các nhóm của bạn không chỉ làm theo một cách cơ bản mà không nhận ra ý nghĩa thực sự của Agile.

Việc coi quá trình chuyển đổi Agile của bạn như một cơ hội để cải tiến cách làm việc mới cho toàn bộ tổ chức có thể mang lại nhiều lợi ích và hữu ích cho doanh nghiệp. Thường thì, Agile xuất phát từ việc phát triển phần mềm trước khi tiến hành tiếp thị hoặc bán hàng. Vì vậy, hãy nhắc nhở nhóm của bạn rằng khi họ đang áp dụng phương pháp đổi mới này thì các bộ phận khác sẽ sớm tìm đến họ để được học hỏi và hướng dẫn.

GIAI ĐOẠN 5: CHẤP NHẬN

Phù, cuối cùng bạn cũng đã làm được! Đây là thời điểm mà các thành viên trong nhóm tiếp thị của bạn cuối cùng đã thấy được những lợi ích mà Agile mang lại cho họ. Bây giờ là lúc cần tổng kết lại, đánh giá những thành công và thất bại trong quá trình chuyển đổi sang Agile, và chuẩn bị thực hiện Agile Marketing đã học được.

Điều này sẽ rất quan trọng khi các phòng ban khác trong tổ chức của bạn bắt đầu tới hỏi về cách bạn làm được điều đó. Trong thực tế, khi bạn có các nhóm đã đạt được giai đoạn này, bạn nên tạo cơ hội để họ gặp gỡ các nhóm đang trong giai đoạn trầm cảm. Đó là cơ hội để cho những người sau thấy những lợi ích mà họ có thể đạt được thông qua Agile.

ĐẠT ĐẾN GIAI ĐOẠN 5 CÀNG SỚM CÀNG TỐT

Hãy nhớ rằng, Agile không thể hoạt động nếu không có sự an toàn về mặt tâm lý. Các thành viên trong nhóm cần phải tin tưởng lẫn nhau để thực sự linh hoạt và tự chủ. Vì vậy, việc đi qua các giai đoạn này thường là những khó khăn nhưng cần thiết vẫn là xây dựng lòng cam kết và niềm tin chân thành trong nhóm của bạn.

Quan trọng nhất là trong suốt cả 5 giai đoạn này, bạn phải kiên nhẫn, thể hiện khả năng lãnh đạo và làm gương. Nhóm của bạn cần thấy rằng Agile không phải là điều bạn ép buộc , mà là điều bạn thực sự tin rằng sẽ cải thiện cách mọi người làm việc cùng nhau. Để vượt qua các giai đoạn khó khăn của quá trình chuyển đổi Agile Marketing, đào tạo và hướng dẫn Agile cùng với khả năng lãnh đạo tốt là cách tốt nhất giúp mọi người thích ứng với Agile một cách nhanh chóng nhất có thể.

Tóm lại, quá trình chuyển đổi sang Agile Marketing là một hành trình kịch tính đòi hỏi sự linh hoạt và sẵn lòng thay đổi từ mọi thành viên trong tổ chức. Dù có những khó khăn và thách thức, nhưng thông qua sự kiên nhẫn, sự hỗ trợ của lãnh đạo, chúng ta đã vượt qua được mỗi giai đoạn một cách thành công. Việc áp dụng Agile Marketing không chỉ là một thay đổi phương pháp làm việc, mà còn là một cách tiếp cận mới mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng cho sự phát triển của tổ chức. Bằng cách tạo ra một môi trường linh hoạt, tự chủ và hợp tác, chúng ta đã tạo điều kiện cho sự thành công và sự phát triển bền vững trong tương lai của Agile Marketing.

Với những kinh nghiệm và kiến thức từ bài viết này, hãy tạo điều kiện cho nhóm của mình trải qua quá trình chuyển đổi Agile một cách mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Hãy lắng nghe và hỗ trợ họ, và đồng thời, không ngừng khuyến khích họ áp dụng những phương pháp học được vào công việc hàng ngày của mình. Bằng cách này, bạn sẽ xây dựng một tổ chức linh hoạt, sẵn sàng thích ứng và thành công trong thế giới kinh doanh ngày nay.